Hình ảnh tham dự thuyết pháp và lễ quán đảnh

do đức Đạt Lai Lạt Ma ban truyền

tại Long Beach Convention Center, California

ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2009

 

Chân dung đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14

 

Sân khấu hội trường Long Beach Convention Center trước giờ khai mạc

Lễ Quán Đảnh đức Phật A Di Đà và Đức Phật Dược Sư

Pháp tòa của đức Đạt Lai Lạt Ma nơi Ngài sẽ thuyết pháp và ban lễ quán đảnh

Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng pháp toà

12,000 Phật tử đủ mọi quốc tịch tham dự

Chư Tăng, Ni và Phật tử chăm chú nghe giảng

 

(Nguồn: Thư Viện Hoa Sen)

 

 

Xin mời vào link dưới đây để xem thêm

các hình ảnh của buổi thuyết giảng và lễ quán đảnh

http://good- times.webshots. com/album/ 574830411FHezHg

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng tại

Long Beach Convention & Entertainment Center - Mỹ

(Nguồn: Giác Ngộ Online)

 

Hàng ngàn Tăng, Ni, người Mỹ và người Mỹ thuộc các sắc dân thiểu số Á Châu đã tham dự buổi thuyết giảng về giáo lý Tứ Diệu Đế của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach Convention & Entertainment Center vào sáng ngày 25 - 9 - 2009. Sau phần thuyết giảng Phật Pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dành gần nửa tiếng đồng hồ để đón tiếp các ký giả tại buổi họp báo lúc gần 1 giờ chiều cùng ngày.

Ông Thượng nghị sĩ Tiểu bang Lou Correa, Thị trưởng Thành phố Long Beach Bob Foster, Thị trưởng Thành phố Anaheim Curt Pringle. Chư tôn đức Tăng Ni Việt Nam đã đến tham dự buổi thuyết giảng.

Trong hội trường dù có trên chục ngàn người có mặt, nhưng không khí im lặng một cách lạ lùng. Đặt biệt khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào hội trường thì không khí lại càng thanh tịnh hơn.

Mở đầu buổi thuyết pháp là lời chào mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma của Thị trưởng Thành phố Long Beach Bob Foster. Ông bày tỏ niềm kính trọng và vui vẻ để được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm lần nữa đến thành phố này. Nhân đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tặng và choàng khăn truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho ông Thị trưởng.

Trong buổi giảng, Đức Đạt Lai Lạt nói sơ qua về vai trò của Phật giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay. Ngài nói rằng, "Dĩ nhiên, Phật giáo hiện là một trong những tôn giáo quan trọng nhất trên thế giới." Ngài giải thích về vai trò quan trọng của các tôn giáo trong đó có Phật giáo cho nhân loại. Vai trò đó là đem lại lòng thương yêu, sự bao dung và hài hòa để con người với nhiều truyền thống văn hóa, với nhiều tôn giáo khác nhau có thể sống chung hòa bình và góp phần cải thiện xã hội. Ngài cũng mong muốn các Phật tử thuộc các sắc dân như Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn nên giữ gìn truyền thống Phật giáo của mình để đóng góp cho sự phong phú của văn hóa nhân loại. Ngài cũng không quên khuyến khích tinh thần nỗ lực nghiên cứu, học tập và thực hành giáo lý của Đức Phật.

Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời chư Tăng, Ni thuộc các truyền thống Phật giáo khác nhau tụng bài Tâm kinh Bát nhã. Đến phần giảng giáo lý Tứ Diệu Đế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng tiếng Tây Tạng qua sự phiên dịch sang tiếng Anh của một vị giáo sư người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu tổng quát về bối cảnh tôn giáo của Ấn Độ trước và trong thời kỳ Phật thị hiện ra đời. Khi đề cập đến bản thân của Phật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng Phật giáo có nhiều hệ phái nhưng tất cả đều đưa ra cùng một thông điệp giống nhau. Thông điệp đó có chung một mục đích là giải trừ khổ đau, mang đến an lạc, hạnh phúc cho mọi người. Ngài nhấn mạnh đây là triết lý tổng thể mà người Phật tử cần hiểu biết và phổ biến cho mọi người được biết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một thực tế phũ phàng qua đó những gì được diễn giảng trong và những gì xảy ra trong đời thường ngoài xã hội thì khác biệt nhau. Bên ngoài xã hội đầy rẫy những thù hận, đố kỵ, bạo động, v.v… Ngài nói rằng đó là điều mà nhân loại cần quan tâm và cố gắng đóng góp để mang lại cuộc sống hòa bình và an lạc.

Giảng về giáo lý Tứ Diệu Đế, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng tuỳ theo hậu cảnh tâm thức và hoàn cảnh bên ngoài mà con người cảm nhận về khổ khác nhau. Trong đó luôn luôn có hai mặt tiêu cực và tích cực. Tiêu cực là nhìn cuộc đời khổ để đưa đến thái độ chối bỏ. Tích cực là nhận thức khổ được hình thành bởi duyên khởi và do đó vừa mang tính không thật, vừa có thể chuyển hóa tận gốc. Nguyên nhân sâu xa và căn cội nhất của khổ là vô minh, tức không nhận thức đúng như thực tại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tóm tắt tinh yếu của giáo lý Tứ Diệu Đế qua ba cấp độ. Thứ nhất, nhận thức thực trạng của cuộc đời mà khổ là một trong những thuộc tính bất khả phân. Thứ hai, nhận thức nguyên nhân tạo ra khổ, mà vô minh là đầu mối căn bản nhất. Thứ ba, thực hiện phương pháp diệt khổ bằng sự tu tập theo giáo lý đức Phật để đạt đến đích điểm tận cùng tối thượng là Niết Bàn.

Nhân dịp này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dành cho báo giới một buổi họp báo để Ngài trình bày một vài việc và để cho báo chí có cơ hội đặt một số câu hỏi lên Ngài và nhờ Ngài trả lời. Trong đó, trả lời câu hỏi Ngài có ý định sang thăm Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng nếu được mời thì Ngài sẵn sàng.

Kết thúc buổi họp báo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoan hỷ chụp hình chung với các ký giả. Ngài còn vui vẻ ký tên vào các bức hình, các cuốn sách mà các ký giả này nhờ Ngài làm. Buổi họp báo diễn ra và kết thúc trong tinh thần hài hòa và cảm thông.

 

Hà Phương (tổng hợp)

 

Trở về trang hình ảnh

Trở về trang nhà

 

 

 

Vài nét về Hội-About Us Hoạt động -Activities 

 

Hình Ảnh-Pictures Bài vở-Articles Ân nhân-Donor List

 

Đóng góp-Online Donation Liên lạc-Contact Us

 

Trở về trang nhà