...... ...  

 

 

Luân chuyển trong 10 cảnh giới

 

Pháp Sư Chứng Nghiêm

Pháp Hạnh dịch

 

Trong Phật giáo, chúng ta nói đến 10 cảnh giới hiện hữu: sáu cảnh giới tầm thường của con người, động vật, ngạ quỷ và A tu la, cộng với cõi trời và địa ngục; và bốn cảnh giới thánh thiện của thanh văn, duyên giác, Bồ tát và Phật. Thật ra, trong mỗi phút giây, chúng ta có thể trải nghiệm một trong mười cảnh giới này, tùy theo chiều hướng suy nghĩ của chúng ta. Với suy nghĩ trí tuệ và tình thương, trong khoảng khắc đó chúng ta ở trong cảnh giới giác ngộ. Với suy nghĩ buồn sân hay tham đắm, chúng ta có thể ở nơi cảnh giới u mê. Trong suốt một ngày, chúng ta đi qua 10 cảnh giới.

Nếu chúng ta cảm nhận được niềm vui trong tâm khi gặp gỡ mọi người, nếu chúng ta dâng hiến vô điều kiện giúp đỡ tha nhân thăng hoa cuộc sống để họ được thanh thản và hạnh phúc thì ngay ở khoảng khắc đó tâm ta là tâm Phật. Đức Phật coi mỗi chúng sanh như là con một của Ngài. Nổi đau của họ là nổi đau của Ngài, hạnh phúc của họ là hạnh phúc của Ngài. Trái tim nhân hậu như vậy, tựa như trái tim của người cha hiền từ, là trái tim của đức Phật. Tuy chúng ta chưa có được tâm giác ngộ tròn đầy và đạt đến giai đoạn tâm thánh thiện cũng như tình thương vô biên luôn hằng hữu cho muôn loài như Phật, nhưng chúng ta vẫn có thể học và luôn nổ lực khơi dậy tâm này.

Nếu chúng ta ấp ủ ước nguyện chân thành được giác ngộ và hướng dẫn hết thảy chúng sanh, thì tâm của chúng ta là tâm của một vị Bồ tát. Bồ tát làm việc để mang niềm vui đến mọi người và giải thoát họ khỏi khổ đau. Khi nhu cầu vật chất con người đã được sung mãn, Bồ tát liền khéo léo hướng dẫn những người này đến sự hiểu biết chân thật về cuộc sống, để họ có thể thật sự thoát ly khỏi khổ đau. Đây là điều ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Chúng ta có thể phụng sự như một vị Bồ tát ở đây và bây giờ.

Nếu chúng ta cảm thấy cuộc đời đầy dẫy những khổ đau và ước vọng muốn học và hành pháp để có thể giải thoát, thì tâm chúng ta lúc này là tâm của một vị thanh văn: một hành giả tâm linh học Pháp qua lắng nghe và tham cứu những lời dạy của Phật. Hoặc chúng ta quán tưởng mọi hiện tượng của thế giới này và những đổi thay trong thiên nhiên, và từ sự quán tưởng đó nhận chân ra được tính vô thường của vạn vật và nhìn ra rằng mọi vật hiện hữu là kết quả của nhân và duyên, thì lúc đó tâm của chúng ta là tâm của một vị duyên giác: một hành giả tâm linh đạt được tuệ giác từ việc quan sát thế giới. Mặc dù thanh văn và duyên giác có thể phát triển nhân cách thanh tịnh và trí tuệ cao vời, họ không thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn như Phật.  Bởi vì, chỉ có tu học để giác ngộ cho mình và cho mọi loài mới dần dần đưa một người đạt đến giác ngộ hoàn toàn.

Trong đời sống tu học hàng ngày, tâm chúng ta có thường tiếp xúc với chân lý của cuộc đời và tràn ngập tình thương cho tất cả chúng sanh không? Hay chúng ta có quan tâm đến nổi khổ của người và dấn thân để giúp họ không? Chúng ta cũng có chuyên chú quan sát sự đời không? Từ sự quan sát đó chúng ta có nhận chân được chân lý về sự vô thường của kiếp sống không? Tâm chúng ta có chuyên chú vào con đường của Phật và Bồ tát không? Nếu câu trả lời là có cho hết thảy những câu hỏi trên, thì chúng ta đang cảm nhận tất cả 4 cảnh giới thánh thiện này trong một ngày.

Mặc khác, nếu chúng ta không có tâm thức tu học, thì nhiều khả năng chúng ta sẽ bị trôi dạt trong sáu cảnh giới thấp suốt một ngày. Nếu chúng ta hưởng thụ và cảm nhận sự êm ái thoải mái của xa hoa vật chất hay đắm chìm trong cảm giác thỏa mãn vui thích, thì trong khoảng khắc đó, chúng ta ở cảnh giới của thiên chúng. Cảnh trời đầy rẫy những giàu sang và hưởng thụ.

Hay có lẽ chúng ta làm việc thật chăm chỉ để chu toàn trách nhiệm với gia đình và nhiệm sở, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy bất mãn vì công việc không được thông suốt lắm. Đây là trạng thái tâm của một con người bình thường. Cuộc sống trong thế gian này bao gồm đối diện với con người và công việc, và trong tiến trình này, những vấn đề về con người, các khác biệt về quan điểm, bất như ý trong công việc … là đều không thể tránh khỏi. Chúng là một phần của cuộc sống, nhưng với một tâm thức tầm thường, chúng ta bị kẹt trong những vấn đề này và không thể chuyển hóa được chúng.

Hoặc giả chúng ta hứng khởi muốn giúp đỡ tha nhân, tâm chúng ta rung động bởi khó khăn của họ và tràn đầy lòng bi mẫn, nhưng bất thình lình việc gì đó xảy ra làm chúng ta nổi giận. Tâm hay xao động, dễ bị bực dọc và giận dữ, thường hay phản ứng với những điều kiện bên ngoài là tâm của một vị A tu la. A tu la là sinh chúng có tình khí thất thường và hay nóng giận.

Chúng ta cũng có thể trong cảnh địa ngục. Chẳng hạn như, có thể chúng ta bị khổ đau vì công việc quá khó khăn, điều kiện làm việc vất vả và có thể chúng ta bị đau nhức vì đòi hỏi của công việc chúng ta làm hay công việc tay chân nặng nhọc. Tim chúng ta như bị thắc chặt, đầy lo âu và sợ hãi, và chúng ta không thể cảm nhận được sự tự tại và an bình. Hay chúng ta bị đầy đau khổ vì các vấn nạn trong quan hệ xã hội, điều bất hạnh nào đó đổ lên đầu chúng ta, hay một căn bệnh thân làm cuộc sống chúng ta trở nên khó khăn. Chúng ta bị kẹt trong những cách suy nghĩ cứng nhắc và tiêu cực và không thể buông xả hay mở rộng cõi lòng để chấp nhận hoàn cảnh, trong khoảnh khắc đó, chúng ta đang ở địa ngục.

Chúng ta cũng có thể trải nghiệm cảnh giới ngạ quỷ. Có thể chúng ta cần thức ăn, nhưng nếu chúng ta không có gì để ăn, thì cơn đói rất là khủng khiếp. Rồi còn có cảnh giới súc sanh. Súc sanh cũng là chúng sanh, nhưng chúng mang hình dạng sai khác: một số bò trên đất, một số bơi trong nước, và một số bay trên không. Chúng sống trong những điều kiện khác nhau và có thế giới riêng của chúng. Điều gì làm con người chúng ta khác động vật? Thật ra, có những lúc khi chủng chúng ta hành sử thiếu sự đúng đắn tối thiểu của một con người, thì ở khoảng khắc đó, chúng ta giống như một con vật.

10 cảnh giới là như vậy đó. Giờ đây, chúng ta chọn là một thiên chúng bằng cách sống đời hưởng thụ và thoải mái hay chúng ta phát nguyện sống với trí tuệ, tuệ giác, hay thức tỉnh của một vị Phật? hay chúng ta chọn cách sống ban cho, hay chúng ta chỉ chú tâm vào công việc của chính mình?

Sống như Phật hay sống như một con vật tùy thuộc vào suy nghĩ trong tâm có trọn lành hay bất tịnh của chính ta. Nó tùy thuộc vào đường hướng hay bản chất của suy nghĩ của chúng ta. Đó là điều vì sao chúng ta thật sự cần phải chăm sóc thật tốt vườn tâm của mình.

 
Từ các bài giảng của Pháp Sư Chứng Nghiệm

Biên dịch sang Anh Ngữ bởi nhóm Biên Tập Tịnh Tư Thất

Pháp Hạnh chuyễn ngữ sang tiếng Việt

 

 

 

Travelling the Ten Realms

 

Dharma Master Cheng Yen

In Buddhism, we speak of ten realms of existence: the six mundane realms of humans, animals, hungry ghosts, and asuras, as well as heaven and hell; and the four saintly realms of the sravakas, pratyekabuddhas, bodhisattvas, and Buddhas. Actually, at this very moment, we can experience any of the ten realms—it all depends on the direction of our thoughts. With a compassionate, wise thought, in that moment, we can be in an enlightened realm. With a greedy or stingy thought, we can be in an unenlightened one. In the course of one day, we can go through all ten realms.

If we feel joy in our hearts as we encounter every person, and if we dedicate ourselves unconditionally to helping people to transform their lives so they can have peace and happiness, then in that moment, ours is the heart of a Buddha. The Buddha sees all living beings as his one and only child—their pain is his pain, their happiness his happiness. Such a tender heart, like that of a loving parent, is the Buddha's heart. Although we have yet to attain the complete enlightenment of a Buddha and reach the stage where our hearts are always transcendent and full of boundless love for all beings, we can still learn to have such a heart and strive to bring it forth always.

If we harbor the sincere aspiration to seek enlightenment and to help guide all living beings, ours is the heart of a bodhisattva. Bodhisattvas work to bring people joy and free them from suffering. After people's material needs are met, bodhisattvas then skillfully guide them to understand life's truths, so that they may truly liberate themselves from suffering. This is something all of us can do. We can all serve as a bodhisattva here and now.

If we feel that life is full of suffering and wish to learn and practice the Dharma so that we can become liberated from suffering, ours is the heart of a sravaka—a spiritual practitioner who learns the Dharma through listening to and reading Buddhist teachings. Or, if we contemplate the phenomenon of the world and the changes of Nature, and through this realize the impermanent nature of everything and see how things arise as a product of causes and conditions, then ours is the heart of a pratyekabuddha—a spiritual practitioner who gains many insights and realizations from observing the world. Though sravakas and pratyekabuddhas can develop purity of conduct and a high degree of wisdom, they are not able to attain the full awakening that the Buddha has. This is because it is only through working for the enlightenment of both self and others that one gradually achieves perfect enlightenment.

In our daily spiritual practice, are our minds in touch with life's truths and filled with love for all beings? Or are we concerned about the suffering of others and dedicated to helping them? Do we observe everything around us mindfully with a pure heart to gain insight into natural laws? Do we also mindfully observe human affairs? Can we, through our observations, realize the truth of impermanence in life? Is our mind focused on learning the ways of Buddhas and Bodhisattvas? If the answers are yes, then we may experience all four saintly realms within one day.

If we do not have a mindset of cultivation, however, we will likely drift through the six mundane realms throughout our day.

If we are enjoying ourselves, taking comfort in material luxuries or immersed in our feelings of satisfaction and pleasure, in that moment, we are in the realm of heavenly beings. The heavenly realm is full of wealth and enjoyment.

Or perhaps we are working diligently to fulfill our responsibilities to our family or our work, but we feel frustrated over things that do not go successfully. That is the state of mind of a common, mundane human being. Life in this world involves dealing with people and matters, and in the course of this, people issues, differences in views, and things not going our way are all inevitable. That is part of life, but when in the mundane mindset, we get caught up in these issues and cannot transcend them.

Or we may be inspired to help others, our hearts touched by their difficulties and full of compassion, but suddenly something happens that angers us and we are filled with fury. Such a fluctuating mind, easily irritated and angered, continually reacting to external conditions, is the mind of an asura. Asuras are beings with a volatile temper.

We can also be in hell. For instance, perhaps we are full of misery because we find our work very taxing—the conditions are hard and our body is in pain due to the heavy manual labor we have to do. Or our hearts may be tied up in knots, full of anxiety and fear, and we cannot feel any ease or peace. Or we may be filled with suffering because of problems in our relationships, a misfortune that has befallen us, or a physical illness that makes life difficult. We are caught in our negative frame of mind and cannot let go or open our hearts to accept our circumstances—in that moment, we are in a personal hell.

We can experience the hungry ghost realm as well. Our body needs food, but if we do not have anything we can eat, the hunger is excruciating.

Then there is the animal realm. Animals are living creatures, but they take different forms: some crawl on the earth, some swim in the water, and some fly in the air. They live in different conditions and have a world of their own. What is it that makes us human beings different? Actually, there are times when we do not behave with the basic decency of a human being—in that moment, we are just like an animal.

Such are the ten realms. Today, do we choose to be a heavenly being by relishing in ease and comfort? Or do we aspire to the wisdom, insight, and awakening of a Buddha? Do we choose to be giving, or do we focus only on our own affairs?

Whether we are like a Buddha or an animal all depends on whether the thoughts in our mind are wholesome or unwholesome. It all hinges on the direction or nature of our thoughts. This is why we truly need to take good care of our mind.

 

From Dharma Master Cheng Yen's Talks

Compiled into English by the Jing Si Abode English Editorial Team

 

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà