...... ...  

 

 

Kinh Pháp Hoa

Soka Gakkai International

Pháp Hạnh dịch

  

Kinh Pháp Hoa được công nhận một cách rộng rãi như là một trong những bộ kinh tối quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn, một Thánh Điển thiêng liêng của Phật Giáo.  Kinh này được trân quý cao tột trong truyền thống Đại Thừa Phật Giáo, là truyền thống đã lan tỏa khắp Á Đông.

          Thông điệp chính của Kinh là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh hiện hữu bên trong.  Phật tánh là trạng thái hạnh phúc tuyệt đối, giải thoát khỏi mọi sợ hãi và vọng tưởng.  Phát triển trạng thái nội tại này của cuộc sống giúp chúng ta có khả năng vượt qua mọi khó khăn, có cuộc sống mãn nguyện, năng động, gắn bó liên kết với tha nhân và xã hội.  Thay vì chú trọng giáo lý vô thường và hệ quả của nó là sự cần thiết phải loại bỏ mọi bám víu và ham muốn trần tục, kinh Pháp Hoa minh định thực tại tối hậu của Phật tánh vốn luôn hiện hữu trong mọi sự sống.  Vì thế, Kinh này là những giáo huấn thâm sâu khẳng định thực tế của cuộc sống đời thường và là giáo huấn khuyến khích sự tham dự với mọi người xung quanh và toàn thể xã hội loài người.

Kinh Pháp Hoa cũng chứa đựng những lời dạy đặc thù của đức Phật Thích Ca trong đó tất cả đều có thể đạt được giác ngộ.  Khả năng này mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, địa vị xã hội, hay trình độ học vấn.  Ở điểm này, Kinh được xem như là biểu hiện viên mãn về lòng từ bi của đức Phật Thích Ca: mở ra con đường đến giác ngộ cho tất cả mọi người.

Kinh Pháp Hoa đã được ghi lại trong 6 bản dịch Hán Văn (tiếng Sanskrit là Saddharma-pun-darika-sutra; tiếng Hoa là Miao-fa-lien-hua-ching; Nhật ngữ là Myoho-renge-kyo).  Trong số này, bản dịch vào thế kỷ thứ năm của ngài Kumarajiva (Cưu Ma La Thập) (344-413), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, được coi là đặc biệt xuất sắc và là nền tảng tín lý được lan truyền ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngài Thiên Thai, vị Tăng Phật Giáo Trung Hoa (538-597) chia Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ra thành 2 phần: 14 phẩm đầu tiên, được Ngài gọi là lời dạy lý thuyết, và 14 phẩm sau, Ngài gọi là yếu nghĩa.  Những lời dạy lý thuyết ghi lại giáo huấn của Phật Thích Ca lịch sử.  Đức Phật Thích Ca được mô tả như là một vị Phật đã đạt được giác ngộ trong kiếp sống này của Ngài tại Ấn Độ.  Trong phần yếu nghĩa, Ngài phủ nhận vai trò ngắn ngủi của một vị Phật Thích Ca lịch sử và mở bày bản thể giác ngộ chân thật và vĩnh hằng của mình.  Ngài Thiên Thai cho rằng tín lý quan trọng ở trong lời dạy yếu nghĩa là sự chỉ bày ra tánh giác căn nguyên và thường hằng trong sâu thẳm cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Gần 2000 năm sau khi đức Phật Thích Ca nhập diệt, Ngài Nhật Liên, một vị Tăng Nhật Bản ở thế kỷ 13, tinh lọc giáo lý thâm sâu của Kinh Pháp Hoa thành một phương pháp có thể giúp mọi người hiển bày được Phật tánh, hay là trạng thái cao tột nhất của cuộc sống, ngay giữa đời sống hiện tại này. 

Những lời kết của phẩm thứ 16 trong kinh Pháp Hoa, được đọc hằng ngày bởi thành viên của SGI, đã diễn tả một cách cô động lòng từ bi quan tâm của đức Phật:

Luôn mọi lúc ta thường tự nghĩ:

làm sao có thể khiến cho chúng sanh

thể nhập được vào con đường vô thượng

và mau đạt được thân Phật?

 

 

 

Lotus Sutra

 

 Soka Gakkai International

 

The Lotus Sutra is widely regarded as one of the most important and influential sutras, or sacred scriptures, of Buddhism. It is highly valued in the Mahayana tradition, which spread throughout East Asia.

Its key message is that Buddhahood--a condition of absolute happiness, freedom from fear and from all illusions--is inherent in all life. The development of this inner life state enables all people to overcome their problems and live a fulfilled and active life, fully engaged with others and with society. Rather than stressing impermanence and the consequent need to eliminate earthly desires and attachments, the Lotus Sutra asserts the ultimate reality of the Buddha nature inherent in all life. It is therefore a teaching which profoundly affirms the realities of daily life, and which naturally encourages an active engagement with others and with the whole of human society.

The Lotus Sutra is also unique among the teachings of Shakyamuni in that it makes the attainment of enlightenment a possibility open to all people, without distinction based on gender, race, social standing or education. In this way, it is seen to be a full expression of Shakyamuni's compassionate intention of opening the way to enlightenment to all people.

Six Chinese translations are recorded as having been made of the Lotus Sutra (Skt Saddharma-pun-darika-sutra; Chin Miao-fa-lien-hua-ching; Jpn Myoho-renge-kyo). Among these, the fifth-century translation of Kumarajiva (344-413), the Lotus Sutra of the Wonderful Law, is considered to be particularly outstanding and is the basis of the teachings that spread in China and Japan.

The Chinese Buddhist teacher T'ient'ai (538-597) divided the Lotus Sutra of the Wonderful Law into two parts: the first 14 chapters, which he called the theoretical teaching, and the latter 14 chapters, which he called the essential teaching. The theoretical teaching records the preaching of the historical Shakyamuni who is depicted as having first attained enlightenment during this lifetime in India. In the essential teaching, he discards his transient role as the historical Shakyamuni and reveals his true, eternally enlightened identity. The most important doctrine in the essential teaching, T'ient'ai says, is the revelation of this originally and eternally enlightened nature in the depths of Shakyamuni Buddha's life.

Almost 2,000 years after Shakyamuni's death, Nichiren, a 13th-century Japanese priest, distilled the profound theory of the Lotus Sutra into a practice which could enable every individual to reveal their Buddhahood, or highest state of life, in the midst of day-to-day reality.

The concluding words of the 16th chapter of the Lotus Sutra, recited daily by members of the SGI, encapsulate the Buddha's compassionate concern:

"At all times I think to myself:

How can I cause living beings

to gain entry into the unsurpassed way

and quickly acquire the body of a Buddha?"

  

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà