...... ...  

 

Đem giáo pháp vào tâm

 

Pháp sư Chứng Nghiêm

Pháp Hạnh dịch

 

Sau khi nghe thuyết pháp, chúng ta cần phải nổ lực tu tập để chuyển hóa.  Đừng chỉ nghe pháp suông rồi không làm gì cả.  Khi lắng nghe giáo pháp, tâm chúng ta thường rất hoan hỉ và cởi mở.  Nội tâm chúng ta tràn ngập niềm an vui và giải thoát.  Nhưng rồi, khi buổi giảng chấm dứt, chúng ta trở về với thực tế đời thường và dễ bị mất đi cảm giác an vui và hạnh phúc đã có.  Chúng ta dễ trở nên bực bội khi phải đối diện với những vấn đề khó khăn hay những con người khó thương trong cuộc sống thường nhật.  Phiền não dễ dấy lên trong tâm mình khi gặp những hoàn cảnh như vậy.  Ai trong chúng ta cũng gặp phải chuyện này phải không? Tại sao chuyện này hay xảy ra?

Khi nghe giảng, tâm chúng ta nương vào giáo pháp và trong tiến trình đó chúng ta bắt đầu tiến gần đến Phật tánh của mình.  Tuy nhiên, khi trở về cuộc sống hàng ngày, tâm chúng ta cũng trở về với những tập khí thói quen suy nghĩ và nhìn nhận đời thường.  Vì lý do đó mà chúng ta dễ bị sanh phiền não trở lại.  Khi phiền não nổi lên, chúng ta lại rời xa Phật tánh của mình.

Điều này cho chúng ta thấy được rằng lắng nghe giáo pháp làm cho chúng ta có được niềm an vui nội tâm.  Nhưng niềm an vui này chỉ là tạm thời thôi cho đến khi nào chúng ta nổ lực chế ngự những khuynh hướng tập khí thói quen và phiền não trong tâm mình.  Nếu không giải tỏa những vấn đề này, tâm tánh chúng ta trở thành tầm thường.  Chúng ta cần phải đem Phật pháp vào tâm, thành thực áp dụng và thực hành chúng trong cuộc sống hằng ngày.  Qua sự thực hành, chúng ta mới thể nhập được ý nghĩa chân thật của giáo pháp và dứt trừ một cách hữu hiệu phiền não và những khuynh hướng thói quen không trọn lành.

 

 

Taking the Dharma to Heart

 

Dharma Master Cheng Yen

 

Learning the Dharma takes more than just listening to talks on the teachings. Oftentimes, while listening to the Dharma talk, our hearts become very open and expansive, full of great joy, peace, and inner freedom. Yet, with the end of the talk and our return to the matters of everyday life, we easily lose this sense of joy and peace. Our encounters with people or issues can very quickly upset us, causing our mind to give rise to many afflictions. Haven't we all experienced this? Why does this happen?

 

When listening to the Dharma talk, our minds were on the Dharma, and in the process we began drawing closer to our Buddha nature. When we returned to our daily living, however, our mind also returned to our habitual ways of seeing and thinking. That is why it did not take much for afflictions to arise once more. With the arising of afflictions, we drew farther away from our Buddha nature.

 

What this shows us is that though listening to the Dharma talk brought us spiritual joy, this joy is temporary until we have worked on overcoming our many habitual tendencies and afflictions. Without addressing these, our heart and mind easily slip back into their mundane state. What we need to do is to take the teachings to heart and truly apply and practice them. It is through this practice that we can truly touch the teaching's meaning and become effective in eliminating our afflictions and unwholesome habitual tendencies.

 

 

 

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà