...... ...  

 

 

Đất nuôi dưỡng tất cả chúng ta

 

Tác giả Daisaku Ikeda, Joy Online, ngày 7 tháng 4 năm 2009

Pháp Hạnh chuyễn ngữ

 

Tokyo, Nhật Bản -- Cuộc sống vốn đa dạng.  Con người vốn đa dạng-đó là lẽ tự nhiên của vạn vật.

Trong lần đầu đến nước Mỹ vào thập niên 60, tôi chứng kiến một cảnh tượng tại một công viên địa phương: một em trai người Mỹ gốc Phi Châu bị đuổi ra không cho chơi chung với đám trẻ cùng lứa người Mỹ trắng.  Em trai này bỏ về trong tức tối và tủi hổ.

Đây có thể chỉ là một chuyện nhỏ nhặt không quan trọng, nhưng tôi có cảm tưởng là mình đã thoáng nhìn được ngục tối của thành kiến đằng sau sự kiện này. Sự việc này đã làm tôi suy nghĩ thật sâu sắc về vấn nạn kỳ thị chủng tộc. 

Thảm não thay, sự khác biệt về văn hóa, quốc gia hay tôn giáo bao đời nay đã bị sử dụng đi sử dụng lại, chia rẽ và phân cấp con người theo từng thể loại hầu phân biệt đối sử đối với những nhóm người khác nhau.  Lịch sử đã chứng kiến thành viên của cùng một gia đình nhân loại bị chia rẽ và dẫn đến hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác.

Tôi nhận thấy Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng về văn hoá nhất trên thế giới, và vì lý do đó, nước Mỹ có tiềm năng trở thành một quốc gia lý tưởng chuyển hóa năng lượng của nhiều nền văn hóa khác nhau thành nổ lực chung cho việc kiến thiết.

Người Nhật vẫn phải học hỏi và trưởng thành hơn lên nữa về điểm này.   Người Hàn Quốc và những người Á Châu khác sống tại Nhật vẫn còn phải chịu sự kỳ thị kinh khủng và người Nhật nói chung rất ít có trân trọng giá trị của sự đa dạng.

Không phải lúc nào cũng có sự gặp gỡ giao thoa thân ái giữa các nền văn hoá khác nhau.  Cần phải thừa nhận rằng có một thực tế trong đó đối nghịch quyền lợi và ngay cả thù địch hiện hữu.  Vậy phải làm cách nào để thăng tiến tương quan hòa hợp?

Đạo Phật dạy rằng chúng ta phải tìm sự hòa hợp ở mức độ sâu sắc hơn nữa.  Chúng ta phải đạt tới một trạng thái tâm của tình thương đủ sâu xa để có thể làm cho mình thấy được bản thể giống nhau của loài người và vượt qua sự khác biệt giữa chúng ta và tha nhân.

Điều này không có nghĩa là chúng ta phủ nhận cá thể riêng biệt.  Nó là sự hợp nhất của cái tôi và người khác, sự mở rộng của cái tôi hạn hẹp bị gông cùm bởi chính bản ngã của chúng, để vươn tới một thực ngã rộng lớn hơn với phạm vi vô hạn và vô bờ bến như vũ trụ này.

Một lần tôi có nói chuyện với một người Mỹ gốc Phi Châu.  Anh ta nói với tôi rằng trước đây anh luôn bị ám ảnh về nguồn gốc của mình.  Anh ta không thể nào thoát khỏi ý tưởng là dân tộc của anh bị đem đến Mỹ trong thân phận kẻ nô lệ.  Anh nói tiếp, “Tôi biết chắc người Mỹ trắng cũng nuôi dưỡng những suy nghĩ tương tự về chúng tôi.

Họ ghê sợ phải đối sử một cách đồng đẳng với những người từng là nô lệ.  Vì lý do đó tôi ghê sợ người Mỹ trắng.  Tôi không thể nào thích họ khi nhớ lại cha mẹ, ông bà, và tổ tiên trước đó của chúng tôi đã bị lạm dụng, ngược đãi và kỳ thị ra sao bởi người da trắng.”

“Từ khi tuổi thơ, mỗi lần tôi bị bắt nạt hay chịu đựng sự kỳ thị, trong tâm khảm tôi biết mình là người da đen.  Tôi ngay cả kinh tởm dòng máu đang chảy trong tĩnh mạch của chính mình.  Mãi cho đến khi tôi học về quan điểm của đạo Phật cho rằng có liên kết gắn bó của vạn vật, thì toàn thể vấn đề dị biệt chủng tộc đã được sáng tỏ.  Tôi nhận ra rằng trước đây chúng tôi bị mắc kẹt trong sự chú trọng một cách quá đáng về sự khác biệt màu da của mình.”

Cố công tìm ra “nguồn gốc” của đặc tính mình trong một nhóm chủng tộc hay sắc tộc nào đó là một ảo tưởng.  Nó như là ảo giác nơi sa mạc.  Cảm giác có một đặc tính riêng biệt, xa hẳn sự phụng sự cho một “quê hương chung của sự sống” mà mọi người có thể cộng hưởng, chỉ làm lớn lao thêm sự phân cách giữa ta và tha nhân, và trở thành nguồn cội tiềm ẩn của mâu thuẩn và xung đột.

Và thật vậy, nếu thành viên của mỗi nhóm chỉ thu rút lại, tìm kiếm chỉ những ai có cùng nguồn gốc với mình, thì xã hội này sẽ rạn nứt thành hàng ngàn kẽ nứt, chia rẽ láng giềng với láng giềng, hậu quả là bi thảm.

Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì.  Chúng ta phải từ bỏ ách nặng của quốc tịch hay chủng tộc.  Chúng ta phải từ bỏ ý nghĩ mình là yếu nhược.

Chúng ta đừng coi mình là nô lệ của gen di truyền.  Căn bản mà nói, chúng có tiềm năng bao la và vô hạn.  Mỗi cá thể có giá trị không hạn định và quyền lực vô cùng!

Rất đông người phải chịu nhiều vết thương lòng khủng khiếp, những khổ lụy đắng cay và khó nhọc vì sự phân biệt đối sử.  Cho dù những cải cách về luật pháp và hay các cải cách khác có mang lại bảo vệ trong việc chống lại sự kỳ thị, chúng vẫn chưa đủ để mang lại hạnh phúc cho mọi người.  Lý do là vì tâm thành kiến và thiên vị, vốn là nguyên nhân gốc rễ, vẫn còn ăn sâu trong tâm trạng con người.  Trừ khi con người thay đổi tâm ý của mình, kỳ thị vẫn ngày một tiếp tục biểu lộ những dạng hình còn kinh tởm hơn nữa của nó.

Điều hết sức sống còn là phải thiết lập trong trái tim mỗi người một cái nhìn mới và sâu sắc về con người.  Một cái nhìn đặt nặng tính bình đẳng và phẩm giá sẳn có trong tất cả con người.

Tôi tin rằng một cuộc cách mạng con người là câu trả lời chắc chắn nhất cho vấn nạn kỳ thị chủng tộc.  Cách mạng này là một cuộc cải đổi nội tâm sâu rộng trong cuộc sống của con người để biến đổi sự ích kỹ, vốn biện hộ cho sự nô dịch hóa con người, để thay vào đó một cái nhìn từ bi hơn không có sự phân biệt giữa cái tôi và người khác và nổ lực cho sự chung sống của tất cả các dân tộc.

Kỳ thị đúng thực là một việc ác.  Người nào tâm ý bị giam hãm quá đáng trong sự vọng tưởng đó sẽ làm thương tổn đến cuộc sống của kẻ khác cũng như đến chính họ.

Có lần một em học sinh bị khuyết tật xin tôi lời khuyên bằng cách nào đối diện với kỳ thị và bắt nạt.  Lời khuyên của tôi là em phải mạnh mẽ hơn nữa.  Điều này, cũng là một phần trong sự tranh đấu đòi hỏi sự công nhận phẩm giá đặc trưng và khác biệt của mỗi cá nhân.  Quyền có được sự công nhận của mọi người không chỉ đơn thuần là việc muốn người khác phải hành sử một cách cảm thông với chúng ta, mà chúng ta phải sống với phẩm cách và tự hào về mình như là những cá thể, bất kể tình huống của mình.

Ai khinh khi hay chế riễu chúng ta là xấu ác và sai trái vì họ đã làm ngơ đi quyền của chúng ta được đối sử như những con người.  Chúng ta phải đừng bao giờ để cho lời chế nhạo của họ hại tới mình.  Phát triển sức mạnh của chí khí là chiến thắng của nhân quyền.

Tôi thường luôn tin tưởng rằng chúng ta nên công nhận sự khác biệt và, bởi vì có khác biệt, chúng ta làm việc cố gắng hơn để biết và hiểu lẫn nhau như những con người.

Ai biết thưởng thức sự khác biệt và tìm ra vẻ đẹp và giá trị lớn lao nhất của sự khác biệt là chủ nhân của cuộc sống.

Đất nuôi dưỡng tất cả chúng ta.  Nó tiếp sinh khí cho tất cả mọi người không hề phân biệt ai.  Từ đất dâng trào suối nguồn của lòng từ bi thanh tịnh, và nếu chúng ta có thể tìm được nguồn cội sâu thẳm nhất từ nguồn suối của cuộc sống tràn dâng ấp ủ này thì những khác biệt bề ngoài của giới tính và sắc tộc sẽ không còn chia rẽ, mà sẽ làm phong phú tất cả chúng ta.

Daisaku Ikeda là một nhà lãnh đạo Phật giáo, người xây dựng hòa bình, nhà văn với nhiều tác phẩm, nhà thơ, nhà giáo dục và còn là sáng lập viên của một số học viện nghiên cứu về hòa bình, giáo dục, và văn hóa khắp nơi trên thế giới.  Là chủ tịch đời thứ ba của Soka Gakkai (Sáng Giá Trị Hội) và là sáng lập viên của Quốc Tế Soka Gakkai International, Daisaku Ikeda đã phát triển và tạo niềm cảm hứng cho hội cư sĩ Phật giáo lớn nhất, đa dạng nhất thế giới ngày nay.  Dựa vào truyền thống 700 năm của Nhật Liên Tông, đặc tính của phong trào Phật giáo này là đặt nặng vào việc xây dựng cá nhân lớn mạnh và đẩy mạnh tham gia xã hội để thăng tiến hòa bình, văn hóa, và giáo dục. (Theo http://www.daisakuikeda.org)

 

The earth nurtures us all

 

by Daisaku Ikeda, Joy Online, 7 April 2009

 

Tokyo, Japan -- Life is diverse. Human beings are diverse-that is the natural way of things.

During my first visit to the United States in the '60s, I witnessed an incident at a local park where an African-American boy had been excluded from playing with his white counterparts and had run away in anger and humiliation.

It may have been a small, insignificant episode, but I felt I had caught a glimpse of the dark abyss of prejudice that lay behind it. This caused me to think deeply about the problem of racial discrimination.

Tragically, difference-of culture, nationality or religion - has time and time again been used to divide and classify people into categories and to discriminate against certain groups. History has seen members of the same human family divided and led into one endless conflict after another.

I feel that the United States is the world's most culturally diverse country, and that for this reason it has the potential to become an ideal nation, transforming the energy of different cultures into a shared effort of construction.

The Japanese still have to learn and grow a great deal in this regard. Koreans and other Asian people living in Japan still suffer terrible discrimination and the Japanese in general have little appreciation of the value of diversity.

Encounters between different culture are not always amicable. The reality of opposing interests and even hostility must be acknowledged. So, what can be done to promote harmonious relationships?

Buddhism teaches that we must seek harmony on a more profound level. We must achieve a state of compassion deep enough to enable us to find our common humanity and transcend distinctions between ourselves and others.

This is not a denial of the individual self. It is the fusion of self and other, an expansion of the limited self which is shackled by our ego, toward a greater self whose scale is as limitless and unbounded as the universe.

I once talked to an African American man who told me how he had always been obsessed with his roots. He couldn't shake off the thought that his people had been brought to America as slaves. He continued, ''I'm sure that white people harbour similar thoughts about us.

They loathe to treat people who were once slaves as their equals. For that reason, I despised white Americans. It was impossible for me to like them when I recalled how we, our parents, our grandparents, and our ancestors before them had been exploited, abused and discriminated against by the white man."

"From childhood, each time I was bullied or suffered discrimination, it was driven home to me that I was black. I even came to deplore the blood running through my own veins. When I learned about Buddhist view of the interconnectedness of all life, it put the whole issue of racial difference into perspective. I realized that I had been caught up in stressing the differences in the colour of our skin."

To try to locate the "roots" of one’s identity in a particular racial or ethnic group is an illusion. It is like a mirage in the desert. Such a sense of identity, far from serving as a common "homeland of life" that can be shared by all, only heightens distinction between oneself and others, and becomes an underlying cause of conflict and strife.

And indeed, if members of each group retreat, seeking only their own roots and origins, society can fracture along a thousand fissure lines, dividing neighbor against neighbor, with tragic results.

What is needed today is a fundamental transformation in our understanding of what is to be human. We must not yoke ourselves to nationality or to ethnicity. We must not think of ourselves as powerless.

We must not regard ourselves as slaves to our genes. Fundamentally, we have limitless and immense potential. Fundamentally, each human being is one with the universe. Each individual has immense power and infinite worth!

There are many people who have suffered terrible wounds, bitter sorrows and hardship as a result of discrimination. While legal and other reforms can offer some protection against this, it will not be enough to bring people happiness, because the fundamental cause is prejudice and bias rooted deeply in people's hearts. Unless people change their hearts, discrimination will continue to manifest itself in ever more despicable forms.

It is vital to establish in each person's heart a new and more profound view of the human being, 'one which stresses the inherent dignity and equality of all human' beings.

I believe that the most certain answer to the problem of racial discrimination is a human revolution, an inner reformation in the depths of people's lives to transform the egoism that justifies the subjugation of others and to replace it with a compassionate outlook that makes no distinction between self and other and strives for co-existence among all peoples.

Discrimination is absolutely an evil. Those whose minds are so trapped in delusion injure the lives of others, as well as themselves.

A student with a physical disability once asked me for advice about how to face discrimination and bullying. My advice was that he had to become stronger. That too, is part of the struggle for recognition of the value of each unique and different person.  Having our rights recognized by others is not just a matter of having people behave sympathetically toward us. We must live with dignity and be proud of ourselves as individuals, regardless of our situation.

Those who deride or make fun of us are cruel and wrong for ignoring our right to be treated as human beings. We must never let their taunts get to us. Developing our own strength of character is a victory for human rights.

I have always believed that we should recognize differences and, because of them, work harder to get to know and understand each other as human beings.

Those who can enjoy differences and discover the greatest beauty and value in them are masters in life.

The Earth nurtures us all. It revitalizes all people without distinction. A vibrant wellspring of pure compassion surges from its soil, and if we can find our deepest roots in this spring of all-embracing life, then superficial differences of gender and race will no longer divide, but will enrich us all.

Daisaku Ikeda is a Buddhist leader, peace builder, a prolific writer, poet, educator and founder of a number of cultural, educational and peace research institutions around the world.   As third president of the Soka Gakkai (value-creating society) and founder of the Soka Gakkai International, Daisaku Ikeda has developed and inspired what may be the largest, most diverse international lay Buddhist association in the world today. Based on the 700-year-old tradition of Nichiren Buddhism, the movement is characterized by its emphasis on individual empowerment and social engagement to advance peace, culture and education (From http://www.daisakuikeda.org).

 

Trở về trang bài vở

Trở về trang nhà