...... ...  

 

 

Áo nhu hòa nhẫn nhục

 

Pháp Sư Chứng Nghiêm

Pháp Hạnh dịch

 

Tháng 8 năm 2009, trận bão Morako tàn phá miền nam Đài Loan.  Thiện nguyện viên từ mọi miền của đất nước này đã tập trung về để cùng những người sống sót thu dọn lại nhà cửa.  Lai Son-young (bên phải), một thiện nguyên viên của Từ Tế, bày tỏ lòng cảm kích trước sự góp sức giúp đỡ của một phụ nữ đồng hương.  Hình do Chi Wen-ke chụp ngày 16 tháng 8 năm 2009 tại Pingdon, Đài Loan.

 

Trong kinh Pháp Hoa có một câu kệ diễn tả phương cách chúng ta chia sẻ giáo pháp với mọi người.  Câu kệ này như sau:

Từ bi lớn làm nhà

Y nhu hòa nhẫn nhục

Các pháp Không (bản chất vắng lặng của mọi hiện tượng) làm tòa

Ở đó vì người nói.

 “Nhà” ở đây ngụ ý tâm của chúng ta.  Ở trong nhà đại bi, tâm chúng ta bao trùm tất cả.  Tình thương của chúng ta rộng lớn đến mức nó có thể bao trùm cả nhân sanh.  Mọi người trong thế gian này là gia đình của chúng ta.

Tuy nhiên, vì có nhiều dạng người trên thế gian này, làm sao chúng ta có thể hòa hợp với họ? Muốn hòa hợp, chúng ta phải mặc áo nhu hòa nhẫn nhục.  Ở Từ Tế, Sư thường gọi đồng phục mà thiện nguyên viên mặc là “áo nhu hoà nhẫn nhục”.  Áo này nhắc chúng ta đến tinh thần nhẫn nhục nhu hòa và thúc đẩy chúng ta cố gắng sống đúng với tinh thần này.

Sư từng nghe một vài thiện nguyện viên Từ Tế kể lại rằng một vài lần trong đời khi ai đó làm họ tức giận, họ đã muốn cởi đồng phục Từ Tế ra, mặc áo bình thường để có thể trực diện và đáp trả người làm họ giận. Sư nó với họ rằng đây không phải là cách suy nghĩ đúng đắn.  Áo nhẫn nhục nhu hòa không phải chỉ là chiếc áo vật chất mà chúng ta mặc bên ngoài.  Thực ra, chúng ta lúc nào cũng phải mặc tấm áo trong tâm mình.

Nhu hòa và nhẫn nhục là phẩm chất luôn hằng hữu bên trong chúng ta – Nhu hòa và nhẫn nhục sẳn có nơi Phật tánh.  Chúng ta thường quên lãng Phật tánh của mình và phương cách để quay về với Phật tánh là thực hành nhu hòa và nhẫn nhục.  Khi người khác nhìn chúng ta, họ nhìn vào hành vi và thái độ, vốn dĩ hé lộ rất nhiều về nội tâm và cách tu tập của chúng ta.  Cũng như cơ thể phải có y phục, tâm chúng ta cũng phải trang phục bằng nhu hòa và nhẫn nhục.

Dòng thứ ba trong bài kệ này là “Các pháp không (bản chất vắng lặng của mọi hiện tượng) làm tòa”.  Sư thường nói với các thiện nguyện viên rằng làm những việc tốt và giúp đỡ mọi người là những gì con người theo lẽ tự nhiên cần phải làm.  Vì thế, chúng ta không nên đòi hỏi phải được đáp đền hay ngay cả mong cầu công đức hay phước báu.  Đây là sự dâng hiến không điều kiện.  Khi chúng ta dâng hiến trong tinh thần này, tâm của chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi ràng buộc và chướng ngại.  Và từ đó, chúng ta sẽ cảm nhận được bình an nội tại và giải thoát khỏi mọi phiền muộn.

Hàng ngày, Sư thường nói với mọi người rằng chúng ta cần phải tự giúp cho tâm mình không bị phiền não.  Vậy phiền não là gì? Có phải chúng ta chỉ trãi nghiệm phiền não khi chúng ta gặp nghịch cảnh hay bị khổ đau vì chuyện gì? Thực ra, một khi tâm chúng ta vướng mắc vào một điều gì, thì khi đó chúng ta bị phiền não.  Thậm chí khi mọi việc đều diễn ra tốt đẹp với chúng ta và chúng ta hạnh phúc đến nỗi chúng ta làm việc quên mình thì đây cũng là phiền não.  Khi chúng ta quá năng nổ trong công việc thiện nguyện và cảm thấy chúng ta đã làm được nhiều việc cho người khác thì đó cũng là phiền  não.

Khi chúng ta làm điều tốt, chúng ta không nên tính đếm.  Nếu chúng ta cứ chấp chặt vào những gì chúng ta làm được, thì tâm chúng ta bị trĩu nặng.  Khi đó, an lạc và tự tại nội tâm sẽ không có được.  Chúng ta cần phải buông bỏ.  Ví như chuyện đi bộ, khi đi bộ, chúng ta phải nhấc bàn chân sau lên để có thể tiến một bước về phía trước.  Buông bỏ và giữ tâm không chấp trước chính là ngồi trên tòa tánh không, bản chất vắng lặng của mọi hiện tượng.

Là Phật tử, chúng ta nên chia sẻ giáo pháp như thế nào với mọi người? Qua lời nói và hành động.  Khi chúng ta giải thích giáo pháp cho mọi người, họ lắng nghe giáo pháp.  Khi chúng ta sống đúng chánh pháp qua hành động dâng hiến với lòng tri ân mà không màng đền đáp thì họ được thấy giáo pháp đang vận hành

Với tâm đầy từ bi, với hành sử nhu hoà nhẫn nhục, và với tâm không bám víu, đây là cách chúng ta quảng tuyên giáo pháp.  Đây cũng là cách tu tập hàng ngày của chúng ta.

 

Nguồn: Những bài giảng của Pháp Sư Chứng Nghiêm

Nhóm Biên Tập Anh Ngữ Tịnh Tư Thất biên soạn ra Anh Ngữ.

 

The Robe of Gentleness and Forbearance

In August 2009, the Typhoon Morako devastated southern Taiwan. Tzu Chi volunteer from different part of Taiwan came to clean up the homes with flood survivors. Lai Song-young (right), Tzu Chi volunteer, is very grateful for a lady who also came to help the fellow countrymen. (Photo by Chi Wen-ke; date: 08/16/2009; location: Pingdong, Taiwan)

In the Lotus Sutra, there is a passage that describes the way one should share the Dharma with others. The passage says:

Dwell in the abode of great compassion

Wearing the robe of gentleness and forbearance
Sitting on the seat of sunyata (the empty nature of all phenomena)
This is the way to expound the Dharma
 

The "abode" refers to our heart. Dwelling in the abode of great compassion, our heart is all-embracing, our compassion so vast and great that it includes all humanity. All the people in the world are our family.                     

Yet with so many different kinds of people in the world, how are we to get along with everyone? We must wear the robe of gentleness and forbearance. In Tzu Chi, I have called the uniform that Tzu Chi volunteers wear "the robe of gentleness and forbearance", for wearing it we remind ourselves of this spirit and strive to live it.

Some Tzu Chi volunteers have told me that once or twice someone made them so angry that they wanted to take off their Tzu Chi uniform and change back into their own clothing so they could confront the person or answer them back . I tell them that this is not the right mentality. The robe of gentleness and forbearance is not just a physical piece of clothing we wear; it is to be worn in our hearts all the time.

Gentleness and forbearance are qualities that are inherent in us—they are in our Buddha nature. We have forgotten our Buddha nature, and the way to return to it is to practice gentleness and forbearance. When people see us, what they see is our demeanor and attitude and this can reveal a great deal about our inner state and practice. Just as we have to wear clothing on our body, we need to keep this gentleness and forbearance in our heart always.

The third line says, "Sitting on the seat of sunyata (the emptiness of all phenomena)." I often tell our volunteers that doing good and helping others is something we as human beings should naturally do. Therefore, we should not expect to gain anything for doing them, even merits or blessings. This is true unconditional giving. When we give in this way, our hearts will be free of inner impediments or attachments. Then naturally, we feel inner peace and freedom from afflictions.

Every day, I tell people that we need to keep our hearts free of afflictions. What are afflictions? Do we only experience afflictions when we are in adversity or some kind of suffering? Actually, at any time we are attached to something, we are experiencing afflictions. When things are going well for us and we are so pleased that we forget ourselves—that is also affliction. When we have been very active in volunteer work and feel we have done a lot for others—that too is affliction.

When we do good, we should not keep count. If we keep holding on to what we have done, it will be a weight in our hearts that makes peace and inner freedom impossible. We should let go of it, just like when we are walking, we need to lift up our back foot in order to take a step forward. Letting go and having a mind free of attachments—that is to sit on the seat of sunyata, the empty nature of all phenomena.

As a Buddhist, how should we share the Dharma with others? Through both words and actions. When we explain the Dharma teachings to others, they can hear words of the Dharma. When we live out the teachings—by giving with gratitude without expecting anything in return—they can see the Dharma in action.

With a heart of great compassion, with a manner gentle and forbearing, with a mind free of attachment—this is how we should expound the Dharma. This is also our practice in everyday life.


From Dharma Master Cheng Yen's Talks
Compiled into English by the Jing Si Abode English Editorial Team

 

  

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà